Trang

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

xây dựng nhà đẹp


Xây nhà là một trong ba việc khó của đời người “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà – Trong ba việc ấy ắt là khó thay”. Chính vì vậy họ đều mong ước làm được một ngôi nhà đẹp theo ý mình.

1. Thế nào là một ngôi nhà đẹp?
Để xây dựng một ngôi nhà đẹp trước hết ta phải biết được thế nào là ngôi nhà đẹp. Đây là một khái niệm đa nghĩa (nhiều nghĩa). Tùy thuộc vào kiến trúc của từng loại nhà : cổ điện, hiện đại, phong cách Á-Âu… cấu trúc hài hòa giữa bên trong (nội thất) và bên ngoài, kết hợp phong thủy, màu sắc…tất cả tạo nên một ngôi nhà đẹp đúng nghĩa. Mỗi người đều có sở thích riêng (nhà ống, nhà trệt…) kiến trúc sư cần dựa vào đó để cho ra mẫu thiết kế phù hợp.

2. Xây dựng một ngôi nhà đẹp
Như đã biết, ngôi nhà có kiến trúc cấu trúc hài hòa giữa bên trong và bên ngoài, cả khung cảnh xung quanh của căn nhà được xem là một ngôi nhà đẹp.

Xây dựng nhà đẹp thường có 7 bước
- Lập kế hoạch
- Làm việc với kiến trúc sư và nhà thầu
- Chọn vật liệu xây dựng.
- Xây dựng phần thô.
- Xây dựng phần hoàn thiện.
- Trang trí nội thất
- Kiểm tra nghiệm thu.

a. Lập kế hoạch
- Xác định mục đích xây nhà để làm gì (ở, cho thuê, kinh doanh…)
- Xác định được diện tích, nhu cầu sử dụng căn nhà.
- Xác định được ngân sách của mình.
- Ghi chú, sắp xếp những thông tin mà mình dự tính xây dựng
- Sau đó cần tìm hiều từ nhiều nguồn khác nhau (internet, người quen,…) để lựa chọn kiến trúc sư cho ngôi nhà của bạn.

b. Làm việc với Kiến trúc sư và nhà thầu.
- Kiến trúc sư có trách nhiệm giới thiệu một số kiểu nhà và chi phí gần giống với nhu cầu của bạn.
- Bạn có thể thay đổi KTS nếu không ưng ý với các mẫu nhà và chi phí mà họ tư vấn.
- Bạn sẽ nói với họ ý tưởng của mình, từ đó kết hợp với kiến thúc của mình, họ sẽ đưa ra cho bạn những ý kiến tốt và hiệu quả nhất. 
- Sau đó hai bên sẽ thống nhất bản vẽ chính thức của ngôi nhà, và đi đến ký kết hợp đồng, giá cả.
- Kiến trúc sư sẽ là người dám sát bản vẽ trong quá trình thi công nhà.
- Sau đó ta sẽ lựa chọn nhà thầu, cần tìm hiểu kỹ, lắng nghe tư vấn xây nhà của đại diện các hãng VLXD, so sánh giá cả rồi đưa đến quyết định tốt nhất.

c. Lựa chọn vật liệu xây dựng.
- Đây là công đoạn không phải dễ dàng đối với những người lần đầu tiên xây nhà, bởi để chọn được vật liệu tốt cần phải được tư vấn kỹ từ những chuyên gia có kinh nghiệm và đáng tin cậy.

- Nguyên liệu xây dựng gồm : cát, xi măng, đá, nước, bê tông, gạch, thép, cốp pha, thiết bị điện nước…
- Xi măng là thành phần quan trọng nhất, là chất kết dính cát, đá, nước lại với nhau tạo nên kết cấu vững chắc. Nên chọn loại xi măng có bề dày lịch sử và được mọi người tin dùng. Phải lựa chọn loại tốt nhất, vì những thứ bên ngoài (màu sơn, mái ngói) có thể sữa chữa nhưng xi măng khi đã xây rồi thì không thể sửa được, nếu bạn chọn loaị kém chất lượng khi hư hỏng sẽ phải đập bỏ. Nó cũng chiếm chi phí thấp chứ không quá cao.

- Nên sử dụng cát dành riêng trong xây dựng nhà để đạt kết quả tốt nhất.
- Đá và nước dùng phải sạch không lẫn tạp chất
- Bê tông là hỗn hợp xi măng, nước, cát, đá…theo một tỉ lệ nhất định. Cần bảo dưỡng bê tông để không làm giảm chất lượng khi sử dụng.
- Gạch thì chọn những viên còn nguyên, màu sắc đồng nhất, được nhiều người sử dụng
- Thép kết hợp với bê tông để chịu lực kéo, lực uốn tốt nhất. Cần chọn những hãng sản xuất có uy tín để đảm bảo chất lượng.
- Cốp pha là khuôn đổ bê tông.
- Thiết bị điện nước là những thiết bị âm tường, bên trong công trình xây dựng, nên chọn những thiết bị tốt nhất.

d. Xây dựng phần thô
- Phần xây móng là công đoạn đầu tiên, móng phải chắc thì mới cân bằng được những thứ còn lại. Móng có nhiều loại: móng tự nhiên, móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc…Đây là việc của nhà thầu, nhưng ta cần theo dõi để đảm bảo xây dựng đúng với bản vẽ đã đưa ra. Bao gồm các công đoạn: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đẩm bê tông, chờ bê tông khô rồi rút cốp pha ra, xây tường. Đây là phần quyết định sự bền vững của căn nhà, cần thi công chính xác và cẩn thận. 

- Sau đó xây tường xung quanh, các phòng trong căn nhà, dựng cột, mái nhà,

e. Xây dựng hoàn thiện
- Sau khi hoàn thiện phần khung ta sẽ tiến hành trát tường bằng xi măng, hay thạch cao. Phần mái nhà thường đổ thạch cao, rồi lợp ngói cho nóc nhà, việc tiếp theo ta sẽ chọn màu sơn cho căn nhà, ốp gạch cho tường của tất cả các phòng phía trong ngôi nhà.

- Kiến trúc bên ngoài khá quan trọng, nó là bộ mặt của căn nhà, là nơi người ta nhìn đầu tiên khi bước vào căn nhà của bạn. Phải kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với màu sắc của tường, gạch ốp tường, mái nhà sao cho thống nhất, không nên chọi nhau quá sẽ làm mất cân đối thẩm mỹ của căn nhà.

f. Nội thất của căn nhà
- Một ngôi nhà đẹp không thể thiếu nội thất bên trong. Sắp xếp nội thất khoa học làm tăng thẩm mỹ và giá trị của căn nhà bạn.
- Nội thất thường gồm bàn ghế, sofa, tủ quần áo, tủ bếp, giường, bàn ăn, tủ sách, tủ ti vi, bàn làm việc, sàn gỗ...
- Chất liệu thường là gỗ lim, xoan đào, gỗ đỏ, gỗ ván ép, gỗ công nghiệp, gốm sứ…
- Thiết kế nội thất thường theo bốn xu hướng: hiện đại, cổ điển, tân cổ điển, kết hợp giữa hiện đại và cổ điển, giữa phương đông và phương tây…

+ Xu hướng hiện đại:
Thường đơn giản, ít cầu kỳ, hạn chế trang trí nhiều đồ, nhiều màu sắc, có 3 màu chính (màu mền, màu chủ đạo và màu nhấn) chỉ chú trọng đến không gian, hình khối của căn nhà. Có thể mua sẵn hoặc đặt làm gia công tùy sở thích của mỗi người. 

    + Xu hướng cổ điển :
Các thiết kế thường cầu kỳ, tỉ mĩ, sang trọng thể hiện gu thẫm mỹ, sự giàu sang, quý phái của gia chủ. Kiểu thiết kế này đề cao hình thức, rất chú trọng đến vật liệu tự nhiên như gỗ, tre. Thường treo tranh nghệ thuật cổ điển. Màu sắc thường tương phản nhau.

   + xu hướng kết hợp cổ điển với hiện đại, yếu tố phương đông với phương tây :
Đây là cách dung hòa giữa hai phong cách cổ điển và hiện đại. Những hình họa đơn giản kết hợp với những nét chấm phá tinh tế sẽ tạo ra những thiết kế không quá cầu kỳ, cũng không hề đơn điệu.

    + xu hướng tân cổ điển : 
Thường mộc mạc, gần gũi, không rườm rà, trật tự và đơn giản. Màu sắc nhẹ nhàng ( Trắng, kem, xám, xanh nhạt). Bàn ghế thường sử dụng vật liệu tự nhiên ( gỗ).

g. Kiểm tra nghiệm thu
Việc cuối cùng là kiểm tra lại toàn bộ xem có sai sót gì không (khớp với bản vẻ, chi phí phát sinh..

Nguồn bài viết : http://giaxaydungnha.vn/tcm/27/xay-dung-nha-dep.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét