Trang

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Trường quay: Chờ đến bao giờ?

thiet bi truong quay - Mới đây, Đài Truyền hình Việt Nam đã có đề xuất về việc xây dựng phim trường ngoài trời kết hợp với dịch vụ du lịch và vui chơi, giải trí tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Tuy nhiên, dư luận cũng đang lo ngại liệu ý tưởng đó có trở thành hiện thực, hay những gì đưa ra trong đề án là sự kỳ vọng quá lớn?
Một góc Trường quay Cổ Loa


Nhiều dự án dở dang

Câu chuyện về trường quay luôn là một vấn đề rất nóng khi người ta bàn đến con đường phát triển của điện ảnh Việt Nam. Những nhà làm phim luôn khó khăn trong việc đi tìm bối cảnh, hoặc với nhiều bộ phim khi đi thuê trường quay ở nước ngoài thì bị "la ó” làm sai lệch về truyền thống, văn hóa Việt. 3 bộ phim: "Đường tới thành Thăng Long”, "Khát vọng Thăng Long”, "Thái sư Trần Thủ Độ” phải thuê trường quay tại Trung Quốc đã cho chúng ta những bài học đắt giá. Để cải thiện tình trạng này, hàng loạt dự án xây trường quay đã được phê duyệt, nhưng vẫn chập chững ở giai đoạn đầu của dự án. Có thể kể đến, dự án trường quay của Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh có diện tích gần 50ha tại Củ Chi (TP. HCM), được giao đất từ năm 2001, nhưng đến nay vẫn chưa có gì ngoài rừng cây.

Với dự án Trường quay Cổ Loa (Hà Nội) đang thực hiện với diện tích 15ha, sau một thời gian dài bỏ hoang, đến nay mới xong giai đoạn 1 với tổng số tiền đầu tư 100 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Văn Nhiêm (Giám đốc Trường quay Cổ Loa) từ nay đến năm 2015, một dự án đầu tư dài hơi khác sẽ tiếp tục được triển khai trên toàn bộ quỹ đất 50ha, với số vốn đầu tư từ 3.000 - 5.000 tỷ đồng. Trường quay Cổ Loa được xây dựng với kỳ vọng: đến năm 2015, trường quay sẽ đạt công suất khoảng 30 phim truyện nhựa/năm; năm 2020 đạt 35 phim truyện nhựa; đến năm 2030 đưa nước ta đứng trong số 30 nước hàng đầu thế giới về lĩnh vực điện ảnh… Nhưng thực tế đến nay, mọi thứ đang khác xa với những thứ đã "vẽ” ra trên giấy.

Trong khi Trường quay Cổ Loa còn đang dở dang thì lại tiếp tục có đề xuất của Đài Truyền hình Việt Nam về việc xây dựng trường quay tại huyện Sóc Sơn cũng với mục đích làm cứu cánh cho nền điện ảnh Việt Nam. Hơn thế nữa, theo dự án, trường quay này lại kết hợp với dịch vụ du lịch và vui chơi, giải trí tại huyện Sóc Sơn. Như vậy, ngoài việc làm trường quay, nơi đây hứa hẹn sẽ là nơi vui chơi, giải trí, một địa điểm thu hút khách du lịch theo cách tổ chức của trường quay Hoolywood… Dự án này liệu có thiếu thực tế trong khi hàng loạt dự án trường quay đã được phê duyệt nhưng thực hiện chưa đến nơi đến chốn.

Giới chuyên môn tự xoay sở

Không chờ được những dự án trường quay hoành tráng đang được thực hiện hoặc đang nằm trên giấy, nhiều đạo diễn đã tự xoay sở bằng cách tự mở trường quay cho riêng mình và tạo điều kiện giúp đỡ các đồng nghiệp. Trường hợp nhiếp ảnh gia Lê Thanh Hải tự bỏ tiền xây dựng trường quay Focus với diện tích 700 m2 tại Phú Viên (Gia Lâm, Hà Nội) là một ví dụ. Giới chuyên môn ghi nhận, đây là một trường quay chuẩn giúp cho việc thực hiện các phim ca nhạc, phim truyền hình, talk show, game show… Trường quay được trang bị bằng các thiết bị được nhập từ Mỹ vào loại hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, với phòng thu thanh, ánh sáng, hậu kỳ đồng bộ và máy quay hiện đại có thể quay dưới nước, quay xuyên gầm ôtô...

Tuấn Kiệt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét