Trang

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

xây dựng nhà hai tầng


- Trên những diện tích nhỏ người ta thường chọn kiểu xây nhà này, vì nó đỡ tốn kém diện tích đất. Nhưng cũng có trường hợp vì yêu thích kiểu nhà hai tầng nên họ chọn kiến trúc này.

-  xây dựng nhà hai tầng trước hết ta cần tham khảo một số kiểu nhà bằng với diện tích mà mình muốn xây dựng, sau đó sẽ nhờ kiến trúc sư tư vấn để chọn ra một ngôi nhà ưng ý nhất. 

- Tùy vào việc gia chủ chọn nguyên vật liệu để xây dựng mà đưa ra những bản thiết kế phù hợp, kinh tế và hiệu quả. Ví dụ như nhà gỗ có kiến trúc khác nhà bằng gạch….

- Tiếp theo khách hàng cần chuẩn bị về mặt tài chính. Dựa vào diện tích, yêu cầu về thẩm mỹ mà ước lượng được chi phí của mình. 
Nhà hai tầng là nhà bao gồm một trệt và một lầu.
Đầu tiên ta sẽ xây dựng tầng trệt trước.

I. Tầng trệt trong xây dựng nhà hai tầng
Việc đầu tiên là đổ móng, xây móng. Rồi thiết kế khung cho ngôi nhà. Sau đó xây dựng các chi tiết khác như phòng khách, phòng thờ, phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh…

- Phòng khách luôn là trung tâm của căn nhà, là nơi tiếp khách, đón tiếp mọi người, là nơi sum tụ của gia đình. Cho nên cần thiết kế sang trọng, rộng rãi, ấm áp. Cần chú ý việc bố trí cửa ra vào sao cho phù hợp. Có thể thiết kế thêm bể cá cảnh, tranh ảnh, vật trang trí trong phòng khách.

- Phòng thờ là nơi thờ cúng linh thiêng nên cần sự trang nghiêm, ấm cúng. Thường nhỏ hơn phòng khách. Sử dụng thờ cúng tổ tiên phù hộ, mang lại sự bình an cho gia đình. Phòng thờ không nên đặt ở chổ có lối đi, nhiều người ra vào. Cần thiết kế ở nơi yên tĩnh, nhưng cũng không nên để trên tầng cao quá, như vậy không tốt. Ngoài ra còn có bàn thờ thổ địa, bàn thờ ông táo. Thờ Thổ địa cần đặt gần cửa, để đón tài lộc vào nhà. Thờ ông táo thì đặt ở phòng bếp để bảo vệ gia chủ

- Phòng ngủ cần rộng rãi, thoáng mát…ở tầng trệt phòng ngủ thường dành cho người lớn tuổi trong gia đình, tiện dụng và an toàn cho người sử dụng.

-  Bếp là ngọn lửa để giữ hạnh phúc gia đình, là nơi người vợ, ngượi mẹ chăm sóc sức khỏe cho chồng con của họ. Vì vậy kiến trúc sư cần thiết kế khu vực bếp ga, tủ lạnh, bàn ăn, bồn rửa chén, khu  vực đựng vật dụng nấu nướng phải tiện dụng, hợp lý. Diện tích sử dụng của bếp phải hợp lý, không quá to hoặc quá nhỏ. Khu bếp phải cách xa NVS, để đảm bảo sạch sẽ, an toàn cho sức khỏe của mọi người.

- Phòng tắm thường rộng rãi, cần thiết kế hợp lý cách đặt máy giặt, máy nước nóng, bồn tắm…Có nhiều người muốn tiết kiệm diện tích nên xây nhà tắm chung với nhà vệ sinh, như vậy tiện lợi nhưng không đảm bảo vệ sinh, vì NVS là nơi chứa nhiều vi khuẩn, không tốt cho sức khỏe. Nếu có điều kiện nên xây riêng.

- Phòng vệ sinh cần khép kín, sạch sẽ, tiện lợi… cần thiết kế nhỏ gọn, thoáng khí…đặt ở những góc khuất, cách xa nhà bếp… không được thay đổi NVS khi đã xây dựng, chỉ thay đổi hướng xí bệt nếu như chọn sai hướng.

-  Ngoài ra nếu gia chủ có xe hơi thì cần thiết kế nhà kho đựng xe riêng. Khu sân vườn cũng cần hài hòa với căn nhà.
Sau khi hoàn thiện tầng trệt, ta sẽ tiếp tục xây dựng tầng hai.

II. Tầng lầu trong xây dựng nhà hai tầng
Sau khi hoàn tất việc xây dựng tầng trệt, ta lại tiếp tục thi công tầng thứ hai ( hoặc tầng lầu).
Tầng lầu thường gồm phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng làm việc, ban công phơi đồ…

- Tùy vào yêu cầu của người sử dụng có thể thiết kế hai, ba phòng ngủ… Ở trên thường có gió mát, nên có thể kết hợp hướng gió để mang lại không khí cho căn phòng. Phòng  ngủ trẻ em thì nên thiết kế nhỏ gọn, sinh động, giúp trẻ thoải mái để học tập. Ngoài ra có thể có thêm phòng vui chơi cho trẻ, thư giản cho cả nhà những ngày cuối tuần…

- Phòng làm việc cũng cần thiết kế riêng biệt, không nên chung với phòng ngủ. Vì người ta thường cần sự yên tĩnh khi làm việc. Cần thiết kế nhỏ gọn nhưng tiện dụng. phòng làm việc thường có kệ sách, tủ đựng giấy tờ, bàn máy tính…

- Ban công phơi đồ thường được thiết kế trên tầng hai, vừa đỡ tốn diện tích, vừa tiện nghi. Nếu nhà có trẻ nhỏ nên chú trọng đến an toàn trong việc thiết kế ban công. Có thể thiết kế chỗ trồng cây xanh tạo sinh thái, nhưng cần đảm bảo an toàn.

- Cần xây dựng nhà vệ sinh riêng ở tầng hai để thuận tiện trong sinh hoạt của gia đình. Nhà vệ sinh ở trên chỉ cần nhỏ gọn là được.
Ngoài ra cần phải có cầu thang đi lên tầng trên, cần thiết kế cầu thang hợp lý ( bằng gỗ, sắt, gach men…) và thẩm mỹ, nâng giá trị ngôi nhà của bạn. 

Màu sắc căn nhà cũng rất quan trọng, nên chọn màu sang, ấm, tạo cảm giác dễ chịu, có thể dùng một màu hoặc nhiều màu cho toàn căn nhà.
Cách thiết kế các phòng, các tầng phải cân đối, dể sử dụng. Phải xây dựng theo đúng quy trình như trên, tầng trệt trước, tầng lầu sau. Để đảm bảo đạt kết quả tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét