Trang

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

xây dựng kiến trúc


1. Kiến trúc: là sự kết hợp cân bằng giữa kĩ thuật và mỹ thuật, cần độ chính xác và gu thẫm mỹ tinh tế. Kiến trúc là hình dáng, màu sắc, ánh sáng, kết cấu và tỉ lệ. 
xay
Kỹ thuật : Áp dụng toán học, các khoa học cơ bản, có độ chính xác, sử dụng kĩ thuật, kĩ năng và công cụ hiện đại cần thiết.
Mỹ thuật: Gu thẫm mỹ tinh tế trong thiết kế và trang trí nội thất bên trong và bên ngoài. Đòi hỏi sự sáng tạo, kiên trì, tỉ mĩ, cầu kỳ, sâu sắc. Phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Cân bằng : đối xứng và không đồi xứng trong xây dựng kiến trúc
+ Cân bằng đối xứng: là chia đều cho hai trục, không có sự khác biệt giữa hai bên.
+ Cân bằng không đối xứng: được sử dụng nhiều trong nghệ thuật. có sự khác biệt giữa hai trục, không đồng đều. Mặc dù vậy thị giác vẫn cảm thấy cân bằng dựa vào màu sắc, không gian, sắc độ, kích thước…

Tương phản: được dùng để chỉ hai yếu tố có liên quan nhưng khác nhau. Nếu màu sắc tương đồng sẽ gây nhàm chán và đơn điệu, nhưng nhiều màu sắc tương phản sẽ gây khó hiểu. Các dạng tương phản như Nóng –lạnh ( màu sắc), to- nhỏ(hình khối), rộng- hẹp(không gian)…Tương phản và cân bằng cần có sự kết hợp chặt chẽ. 

Đồng nhất: ví dụ như xây nhà bạn nên chọn sử dụng màu sắc, đối tượng xuyên suốt…như làm chúng giống nhau, tạo sự liên tục, sắp xếp có liên kết và gần nhau.

Nhịp điệu:là sự nhắc lại của hình dáng, màu sắc, hình khối, ví dụ những hàng gạch, những dãy nhà, hàng cây…

Tỉ lệ: các yếu tố chỉ hài hòa khi có một tỉ lệ phù hợp nhất định.

Đơn giản: là yếu tố cần thiết trong nghệ thuật, loại bỏ những yếu tố không cần thiết, chỉ chú trọng những thành phần quan trọng.

- Các công trình kiến trúc như : công trình dân dụng ( nhà cửa, chung cư, biệt thự…), công trình công cộng (công viên, bãi đậu xe..), cung điện( cung điện Anh, cung điện Nga…), công trình giáo dục (nhạc viện), công trình hành chính (tòa nhà quốc hội), công trình thương mại ( trung tâm thương mại, chợ…), công trình thể thao (sân vận động), công trình tôn giáo ( chùa, nhà thờ, tu viện…), công trình văn hóa (bảo tàng, nhà hát, thư viện…), công trình y tế (bệnh viện)…

1. Xây dựng kiến trúc:
- Khi muốn xây dựng bất cứ một công trình kiến trúc nào cũng cần hình thành và lập dự án đầu tư cho công trình đó, lập báo cáo kinh kế- kỹ thuật. Việc lập dự án và báo cáo cho ta cái nhìn tổng quát về công trình sắp xây dựng. Nhà cửa thường thì dự án nhỏ, nhưng đối với các công trình lớn như cầu đường, trung tâm thương mại, sân vận động, bệnh viện… thì cần có sự đầu tư lớn trong quy trình lập dự án, báo cáo kinh tế và kỹ thuật. Vốn là vấn đề cần được hoạch định ra trước tiên, phải tính chính xác để tránh tình trạng thi công bị gián đoạn. Về mặt kỹ thuật cần có sự tính toán chính xác.

- Khảo sát và thiết kế công trình: Đây là bước rất cần thiết và khá quan trọng. Cần khảo sát kỹ công trình mình muốn xây dựng. Dựa vào yêu cầu của chủ đầu tư để đưa ra những thiết kế hiệu quả. Những công trình càng lớn thì thời gian khảo sát và thiết kế càng dài, vì nó đòi hỏi sự chính xác, thiết kế tối ưu nhất. Cần cập nhật những mẫu thiết kế mới và áp dụng triệt để vào công trình mà mình đang khảo sát.
- Kiểm định: trước khi thi công cần kiểm định và đánh giá công trình một cách chính xác.

- Thi công công trình: dựa vào bản thiết kế đã được thống nhất mà tổ chức thi công công trình. Các bước thi công đòi hỏi phải bảo đảm đúng quy trình đã được quy định trước đó. Xây dựng phần thô trước, phần hoàn thiện sau, rồi trang trí nội thất bên trong và bên ngoài. Ở mỗi dự án khác nhau mà việc xây dựng phần thô được tiến hành khác biệt. Nhà cửa thì cần đổ móng, dựng khung, cột, tường…; Sân vận động thì đổ móng, dựng khung cho sân, chia nhỏ từng phần để xây theo bản vẽ; Bệnh viện cũng tương tự như xây nhà nhưng quy mô rộng lớn hơn, cách sắp xếp các phòng cũng khác hơn, phụ thuộc vào nhu cầu của chủ xây dựng. Ở phần hoàn thiện cũng vậy, ở những công trình nhỏ thì ta có thời gian thi công ngắn hơn so với các công trình lớn, việc lát gạch, sơn tường sẽ tỉ mĩ hơn công trình lớn( bệnh viện, trung tâm thương mại..). 

- Bảo trì: có chính sách bảo trì, sửa chữa hợp lý và cần thiết, đặc biệt là những công trình lớn phục vụ cho mọi người trong xã hội như Bệnh viện, bảo tàng, công viên… cần phải chăm sóc, bảo trì thường xuyên để đảm bảo quá trình sử dụng được liên tục.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét