Trang

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

thi công xây nhà


1. Xác định nhu cầu xây dựng nhà ở
Trước hết cần hiểu được các nhu cầu cơ bản của gia đình như diện tích xây dựng, số lượng phòng ốc, vị trí đặt mỗi phòng, các tiện ích thêm như gara, sân vườn, hồ bơi, không gian dự trữ…Chọn nhà phù hợp với nhu cầu gia đình: như  nhà cấp 4, nhà tầng hay biệt thự. Nên tham khảo ý kiến của tất cả thành viên trong gia đình trước khi ra quyết định cuối cùng.

xác định nhu cầu thi công xây nhà
      Hình 1: Xác định nhu cầu thi công xây nhà là công việc đầu tiên cũng như là quan trọng nhất

2. Lên kế hoạch đầu tư và dự trù chi phí cho ngôi nhà
a. Lên kế hoạch bằng những con số cụ thể
Dựa vào những thông tin của mảnh đất như: kích thước mảnh đất định xâydựng, các hướng tiếp cận mảnh đất, thực tế sử dụng như: nhà cho mấy thế hệ ở,tuổi tác , sở thích và thẩm mĩ của gia chủ để lên kế hoạch xây nhà.

Bạn không thể ước chừng số lượng vật liệu, tiền cũng như thời gian thi công xây nhà theo lời trấn an của một số nhà thầu. Vì vậy, gia chủ hãy chọn thật kỹ nhà tư vấn  xây nhà để giúp mình cụ thể hóa kế hoạch xây nhà, con số vật liệu, thời gian thi công... và từ đó tính ra số tiền cần chuẩn bị. 

b. Dự trù kinh phí

Khi bạn đã quyết định xây một căn nhà  thì lập kế hoạch dự trù kinh phí là điều rất quan trọng. Nếu bạn xem nhẹ chuyện lập kế hoạch chi tiêu cho việc xây nhà, có thể bạn sẽ gặp khó khăn lớn khi đối diện với phát sinh hoặc nó cũng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tài chínhhiện tại của gia đình bạn. Thông thường có hai loại chi phí chính cần ước tính:

Thứ nhất, là Ước tính chi phí xây dựng cơ bản: Theo cách tính phổ biến hiện nay, mọi người thường tính theo số mét vuông trên tổng diện tích xây dựng thực tế của ngôi nhà. Bạn nên trao đổi và thống nhất với nhà thầu cách tính diện tích xây dựng thực tế.

Thứ hai, là Ước tính chi phí trang trí nội thất: Bạn có thể tính phần này bao gồm chi phí để mua thiết bị nhà tắm, bếp ga, bếp điện, máy lạnh, bàn ghế sô-pha, đèn trang trí, rèm cửa... Lý do chúng tôi khuyên bạn tính riêng loại chi phí này vì đây là phần rời bạn hoàn toàn có thể được trang bị sau khi ngôi nhà hoàn thành. 

kinh phí thi công xây nhà
            
                Hình 2: Tính toán kinh phí xây nhà hợp lý sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được một số tiền

3. Tìm hiểu thủ tục pháp lý
Trên thực tế, có rất nhiều người do lịch sử gia đình và vấn đề chuyển giao giữa các thế hệ mà việc sở hữu chủ trở nên không rõ ràng về phương diện pháp lý. Vì thế những gì chúng tôi đề cập ở đây nhằm giúp các bạn rà soát hiện trạng pháp lý ngôi nhà và khu đất mà bạn sẽ xây nhà mới.

4. Lựa chọn kiến trúc sư
Bạn nên tìm kiếm đơn vị thiết kế đáng tin cậy, bàn cụ thể với họ về: Chi tiết nhu cầu của bạn và gia đình, trình bày với KTS (kiến trúc sư) về ý tưởng thẩm mỹ của bạn và gia đình, những băn khoăn hay thắc mắc của bạn liên quan đến việc đó…

Sau khi trình bày ý kiến của bạn, nên lắng nghe lời khuyên của KTS nếu yêu cầu đó không phù hợp yêu cầu mỹ thuật và độ an toàn. Nên tìm hiểu qua những thuật ngữ xây dựng và hạn chế can thiệp vào phần xử lý chuyên môn khi kiến trúc sư đưa ra phương án.

5. Lựa chọn thầu xây dựng
Lựa chọn nhà thầu xây dựng hợp lý có nghĩa là phải lành nghề, làm chất lượng tốt, giá cả hợp lý, thời gian thi công xây nhà nhanh, thực hiện tốt an toàn lao động. Đối với phần lớn chủ nhà, biện pháp thông thường là hay hỏi người quen, nhờ họ giới thiệu, cách này khá an toàn, nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Có nhiều cách khác để tìm kiếm một nhà thầu tốt, nó tuỳ thuộc vào tầm hiểu biết, mối quan hệ và cách làm của mỗi chủ nhà.

6. Chọn vật liệu, nhà cung cấp vật liệu
Khi mua vật tư, chủ nhà nên tham khảo bạn bè, người quen, học hỏi kinh nghiệm những người đã từng xây dựng nhà, chọn cho mình một nơi mua vật liệu đáng tin cậy, tránh mua phải hàng kém chất lượng. Trước khi mua nên tham khảo giá cả ở một vài đại lý vật liệu xây dựng và phải thoả thuận cung ứng vật liệu đúng tiến độ, đúng chủng loại, đúng chất lượng. 

7. Phải giám sát công trình
Thêm một vấn đề nữa là chủ nhà nên tìm cho mình một người giám sát công trình. Đây là người sẽ trực tiếp quản lý về tiến độ và chất lượng của nhà thầu, tránh tình trạng làm gian dối, ăn bớt, chất lượng kém. Người giám sát này hoặc là người thân trong gia đình, hoặc  là những người có kinh nghiệm về xây dựng.

8. Các thủ tục chuẩn bị khởi công 
Theo ông bà xưa quan niệm khi làm nhà để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp may mắn, tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thuỷ, chọn ngày tốt, hợp tuổi,.. .và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) để xin được làm nhà trên mảnh đất đó.

9. Chuẩn bị mặt bằng làm móng 
Việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm việc làm sạch, phát quang mặt đất, giải toả nhà và kết cấu xây dựng cũ, vận chuyển phế thải đổ đi. Sau khi chuẩn bị mặt bằng, đội thợ bắt đầu vào công tác làm nền móng. Việc làm nền bao gồm các công việc: đào đất, hút nước ngầm, đổ đất thừa, be thành đất, gia cố nền …

Việc làm móng nhà được thực hiện sau khi việc gia cố nền đất hoàn thành. Móng nhà hiện tại thường là móng băng, móng bè hoặc móng cọc. Việc làm móng bao gồm các công việc sau theo thứ tự: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường móng. Đây là công việc của nhà thầu, tuy nhiên chủ nhà nên phối hợp với giám sát công trình, theo dõi và chỉ đạo thợ thực hiện theo đúng bản vẽ kỹ thuật.

10. Xây dựng phần khung (phần thô)
Thời điểm kết thúc phần nền móng cũng là thời điểm bắt đầu việc xây dựng phần khung nhà. Khung nhà được hiểu là bao gồm toàn bộ hệ khung kết cấu bê tông cốt thép và hệ thống tường bao, tường ngăn chia của nhà. Hiện nay, mặc dù công nghệ xây dựng đã đi khá xa, nhiều loại vật liệu mới ra đời, nhưng bê tông, cốt thép và gạch vẫn là những vật liệu xây dựng chủ yếu và phổ dụng nhất.


                                    Hình 3 : Công tác xây dựng phần thô trong xây nhà

 Một hệ khung nhà bao giờ cũng bao gồm 5 thành phần chính: cột nhà (để truyền lực xuống đất), dầm nhà (hay đà, dùng để kết nối và truyền lực xuống các đầu cột), bản sàn (hay tấm, được đổ gối lên các hệ dầm, là nơi nâng đỡ các vật thể trong nhà), tường nhà (gồm tường bao và tường ngăn chia, được xây bằng gạch), và cầu thang, là bộ phận kết nối giữa các tầng nhà.
 
11. Giai đoạn hoàn thiện thi công xây nhà
Kết thúc phần khung nhà (phần thô), là coi như đã đi được 70% cuộc hành trình. Tiếp theo là giai đoạn hoàn thiện, bao gồm các công đoạn: trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn bả tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét, ... 

Giai đoạn thi công hoàn thiện
                                              Hình 4 : Giai đoạn hoàn thiện căn nhà

Cuối cùng việc lắp ráp nội thất, bao gồm: Công tác lắp đặt điện, nước và các hệ thống kỹ thuật: cần tuân thủ theo đúng bản vẽ kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Nên chú trọng vào độ bền vững và an toàn của các hệ thống này, ví dụ như hệ thống cấp điện cần cầu dao an toàn, các đường dây chờ cho máy phát điện sau này, độ dốc của các đường ống thoát nước phải đủ tiêu chuẩn, hệ thống chống sét an toàn, các đường dây cần đi trong ống bảo vệ tránh bị ẩm chập điện,…

Nguồn bài viết : http://giaxaydungnha.vn/tcm/15/thi-cong-xay-nha.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét