Trang

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

xây nhà lệch tầng


1. Nhà lệch tầng là gì?
Nhà lệch tầng là dạng nhà  ở cao tầng,  nhưng có sự khác biệt về độ cao giữa các tấm sàn, các không gian, là sự chệnh cốt giữa các tầng, giữa cầu thang, giữa các phòng...

2. Tại sao phải xây nhà lệch tầng?
- Tiết kiệm diện tích: dạng nhà lệch tầng phù hợp với những khu có diện tích hạn hẹp, chật chội như ở thành thị, phố xá. Vì mặt bằng hạn hẹp nên việc tạo ra cao độ khác nhau tạo sự mới mẻ, thoáng đãng cho không gian.

- Điểm nhấn của kiến trúc: Các dạng nhà ở cao tầng thông thường khá đều và thẳng,  chính vì vậy nhà lệch tầng chính là dạng nhà mới, tạo điểm nhấn, sự khác biệt cho không gian kiến trúc của căn nhà.

- Kiến trúc nhà lệch tầng thường có giếng trời, cầu thang cầu kỳ, các phòng không đều tạo không gian lạ cho người sử dụng.
- Không gian chật hẹp được thiết kế trở nên hữu dụng hơn.
- Lệch tầng có thể làm độ cao trần tùy thích, khác với kiểu nhà tầng thông thường. Thích hợp với nhà có diện tích hẹp và dài.
- Kiểu nhà này nếu vì quá ưu thích mà chọn xây dựng trên những mảnh đất rộng thì sẽ có nhiều ý tưởng thiết kế phù hợp hơn.

3. Có nên xây nhà lệch tầng?
- Mặc dù có nhiều ưu điểm như giải quyết được vấn đề không gian, diện tích nhưng liệu việc chọn nhà lệch tầng có nên hay không?.
- Nhà lệch tầng thường có nhiều cầu thang nên có thể cản trở việc đi lại đối với những nhà có diện tích quá nhỏ. Vì cầu thang chiếm diện tích khá lớn trong nhà lệch tầng. Không phù hợp với người cao tuổi, trẻ em và người tàn tật.
- Những khu vực quy hoạch có khống chế chiều cao số tầng thì loại nhà này không phù hợp.
- Không gian chỉ phong phú cho điểm nhìn, còn việc đi lại thì bị hạn chế.
- Giá cả thường bị nhà thầu làm cao hơn nhà tầng thông thường vì kiến trúc này thường có nhiều mảng tường, tốn nguyên vật liệu xây dựng.
- Diện tích các bức tường tăng nên vật tư sử dụng nhiều hơn.
- Hệ thống kết cấu và nhà vệ sinh không nằm đồng trục  theo các tầng nên việc xây dựng không được thuận lợi như các kiểu nhà khác.
- Khu vực lộ thiên nhiều, dễ thấm ẫm, hư hỏng gây bong tróc, rêu mốc...dẫn đến công trình nhanh xuống cấp.
- Cho nên chỉ nên chọn kiểu nhà này khi bạn có diện tích xây dựng nhỏ, còn không thì nên chọn những kiểu nhà khác phù hợp hon.

4. Các bước xây dựng nhà lệch tầng
- Lên kế hoạch xây nhà: cần nắm rõ ưu điểm và nhược điểm của  nhà lệch tầng để lên kế hoạch xây dựng nhà sao cho phù hợp với kinh phí và công năng sử dụng của mình. Xác định được diện tích xây dựng nhà.

- Tìm cho mình một kiến trúc sư có kinh nghiệm thông qua người quen, các chủ vật liệu xây dựng hoặc qua mạng thông tin phổ biến. Vì thiết kế nhà lệch tầng sẽ cầu kỳ và phức tạp hơn so với nhà tầng thông thường. Sau khi chọn được Kiến trúc sư ưng ý, bạn sẽ lên kế hoạch làm việc trực tiếp với họ, nên ghi chú lại những ý tưởng yêu cầu của mình để bàn bạc với kiến trúc sư, tổng hợp lại họ sẽ cho ra bản thiết kế phù hợp và hiệu quả nhất.

- Sau đó ta xin giấy phép xây dựng công trình của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

- Tiếp theo là chọn nhà thầu xây dựng, thỏa thuận về giá cả và thời gian thi công của ngôi nhà. Khi đã ưng ý thì làm hợp đồng với họ để tiến hành thi công, cũng giống như các loại nhà khác, ta thi công phần thô (khung, cột, móng...) và phần hoàn thiện( sơn, lát ốp gạch, hoàn thiện các công trình phụ khác...). Phần thi công rất quan trọng, nên cần đội thi công làm việc cẩn thận tỉ mĩ theo đúng bản vẽ thi công.  Gạch men, màu sơn nên chọn lựa cận thận, chọn màu nhẹ và tránh những màu quá sáng, nên chọn màu tốt thì nhà lệch tầng thường có giếng trời,dễ ảnh hưởng bởi thời tiết (mưa, gió, nắng...).

- Nhà lệch tầng có thiết kế rất khác biệt về cầu thang, giữa các phòng. Có thiết kế làm cầu thang lệch giữa nhà rất ấn tượng, đặc biệt là đặt giữa nhà, lơ lửng như một chiếc cầu treo. Nhà được xây cao dần lên tạo cảm giác rộng hơn so với kích thước thật của nó. Hai bên cầu thang tạo khoảng không thoáng đãng, đón ánh sáng tự nhiên.

- Sau khi hoàn thiện công trình là giai đoạn nghiệm thu xem có phát sinh thêm chi phí nào không. Sau đó hoàn tất bàn giao công trình cho khách hàng.
- Nhà lệch tầng thường dễ thấm tường nên có chính sách bảo trì và sữa chữa nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng không bị gián đoạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét