Trang

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Các trường tự “đối phó” với thiết bị ghi âm, quay phim


Ngay trong ngày làm thủ tục đầu tiên, tại các Hội đồng thi, việc giám thị băn khoăn nhiều nhất là làm sao kiểm soát tốt thiết bị ghi âm, quay phim. Câu hỏi của các giám thị khiến Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh của các trường cũng phải tự nghĩ ra các cách “đối phó” với thiết bị ghi âm, quay phim.
heo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), thí sinh không được mang vào phòng thi các loại máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh và thiết bị mà người sử dụng có thể nghe được âm thanh, xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ hoặc có thể truyền thông tin ra ngoài phòng thi. Nhưng thí sinh được mang vào phòng thi các loại máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi và người sử dụng không nghe được âm thanh, không xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.


Như vậy, với quy định này, và chiếu theo trường hợp tố cáo gian lận thi cử tại Hội đồng coi thi tốt nghiệp trường THPT Đồi Ngô, bút ghi âm, quay hình nhưng không xem được hình tại phòng thi thuộc diện được mang vào phòng thi.

Với quy định này, những chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh còn đưa ra những nguy cơ không nhỏ đối với kỳ thi ĐH như lộ đề, gây rối trong phòng thi. Ông Đoàn Văn Vệ - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) thẳng thắn nhìn nhận: "Nếu thí sinh đứng lên quay có vi phạm quy chế không? Nếu thí sinh quay hoặc chụp ảnh để mang bài thi về, đặc biệt là bài thi trắc nghiệm thì có bị xem là lộ đề không?”

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, việc cho đưa các thiết bị ghi âm, quay hình là một điểm mới tích cực, nhưng các giám thị coi thi cần xử lý nghiêm những trường hợp cố tình đưa các thiết bị hiện đại trái với quy định và lợi dụng dân chủ làm mất trật tự phòng thi, ảnh hưởng tới công tác coi thi và làm bài của thí sinh. Những thiết bị có nghi vấn sẽ nhờ các đơn vị giám định để xử lý.

Trong một thế giới mà thiết bị công nghệ thông tin hiện đại, thì quy định này đã khiến các giám thị lung túng trong việc kiểm soát thí sinh. Do đó, các giám thị đều chung quan điểm với những công nghệ hiện đại các thầy cô giáo khó phân biệt được là đúng hay sai so với quy chế, thì sau buổi thi sẽ lập biên bản giữ lại thiết bị để nhờ giám định kiểm tra, rồi trả lại cho thí sinh.

Hiệu trưởng trường đại học dân lập Thăng Long, thầy Lê Văn Một cho biết, nhà trường đã quán triệt với giám thị, nếu thiết bị nào có nghi vấn cao, giám thị sẽ “để mắt” theo dõi.

Trường ĐH Hoa Sen quyết định nghiêm cấm tất cả các máy hình, máy quay có màn hình, máy ghi âm nghe lại được. Nếu nghi vấn, trường buộc phải gọi đến bộ phận tuyển sinh thường trực của Bộ GD-ĐT xin ý kiến.

Ông Nguyễn Thanh Chương, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Giao thông Vận tải bày tỏ lo lắng trong việc rất khó xác định phương tiện không phát hình, phát tiếng vì phải là người có kỹ thuật mới xác định được. “Tôi sợ rằng sẽ “loạn” phòng thi vì nếu thí sinh liên tục chụp ảnh, ghi hình trong giờ làm bài” – ông Thanh Chương nói.

Còn giám thị trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ một lo ngại: nếu thí sinh mang vào phòng thi thiết bị được phép mà giám thị đình chỉ họ thì sẽ bị kiện. Còn nếu để xảy ra vi phạm thì giám thị lại bị kỷ luật.

Trao đổi với báo Thanh niên, ông Nguyễn Khắc Hùng, phó hiệu trưởng ĐH Sài Gòn lại lo lắng về một nguy cơ tiềm ẩn nếu các trường áp dụng quy định mới của Bộ GD&ĐT. 


"Ngoài việc có nhiều điều phức tạp trong công tác coi thi, còn có thể xảy ra một trường hợp gian lận khác. Đó là thí sinh mang loại máy ghi hình được phép sử dụng và quay (chụp) lại bài thi, sau đó đưa cho cán bộ chấm thi nhờ chấm điểm có lợi cho thí sinh” – ông Hùng nói.
Diệu Ngọc
thiet bi truong quay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét